• Home
  • TỔNG QUAN
    • Giới thiệu
    • Thư Hiệu trưởng
    • Đến với iSPACE
    • Hợp Tác Quốc Tế
  • TUYỂN SINH
    • TUYỂN SINH NĂM HỌC 2022
    • Học phí Cao đẳng chính quy
    • Học phí Cao đẳng 9+
    • Câu hỏi thường gặp (FAQs)
  • CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
    • Cao đẳng chính quy
      • An ninh mạng
      • Quản trị dịch vụ CNTT
      • Phát triển phần mềm
      • Thiết kế đồ họa
      • Thương mại điện tử
      • Điện Toán Đám Mây
    • Cao đẳng 9+
      • An ninh mạng
      • Quản trị dịch vụ CNTT
      • Thiết kế đồ họa
  • TIN TỨC
    • Tin tức
      • Sự kiện
    • Mẹo Công Nghệ
      • Lướt net an toàn
      • Thủ thuật
  • LIÊN HỆ
Learning By Doing
(028) 62 678 999
lienhe@ispace.edu.vn
Trường Cao đẳng An ninh mạng iSPACETrường Cao đẳng An ninh mạng iSPACE
  • Home
  • TỔNG QUAN
    • Giới thiệu
    • Thư Hiệu trưởng
    • Đến với iSPACE
    • Hợp Tác Quốc Tế
  • TUYỂN SINH
    • TUYỂN SINH NĂM HỌC 2022
    • Học phí Cao đẳng chính quy
    • Học phí Cao đẳng 9+
    • Câu hỏi thường gặp (FAQs)
  • CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
    • Cao đẳng chính quy
      • An ninh mạng
      • Quản trị dịch vụ CNTT
      • Phát triển phần mềm
      • Thiết kế đồ họa
      • Thương mại điện tử
      • Điện Toán Đám Mây
    • Cao đẳng 9+
      • An ninh mạng
      • Quản trị dịch vụ CNTT
      • Thiết kế đồ họa
  • TIN TỨC
    • Tin tức
      • Sự kiện
    • Mẹo Công Nghệ
      • Lướt net an toàn
      • Thủ thuật
  • LIÊN HỆ

Tin ATTT

Chương trình tìm kiếm lỗ hổng bảo mật cho các nền tảng chuyển đổi số quốc gia

  • Categories Tin ATTT, Tin CNTT, Tin tức
  • Date October 19, 2021

Thông qua Chương trình Bug Bounty, có thể huy động được nguồn lực lớn từ các chuyên gia bảo mật tại Việt Nam và trên thế giới cùng đánh giá, tìm kiếm và báo cáo lỗ hổng bảo mật trên tất cả nền tảng chuyển đổi số quốc gia.

Chương trình tìm kiếm lỗ hổng bảo mật (Chương trình Bug Bounty) cho tất cả các nền tảng chuyển đổi số quốc gia vừa được Bộ TT&TT chính thức phát động vào ngày 18/10.

Đây là chương trình được mở rộng quy mô từ chiến dịch Tìm kiếm lỗ hổng bảo mật trên các nền tảng công nghệ phòng, chống dịch đã được phát động vào ngày 4/10.

Với tầm nhìn đưa Việt Nam trở thành quốc gia số, phát triển ổn định và thịnh vượng vào năm 2030, Chương trình chuyển đổi số quốc gia được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ tháng 6/2020 đã nhấn mạnh quan điểm: Bảo đảm an toàn, an ninh mạng là then chốt để chuyển đổi số thành công và bền vững, đồng thời là thành phần xuyên suốt, không thể tách rời của chuyển đổi số.

Trên cơ sở nhận thức rõ tầm quan trọng của an toàn, an ninh mạng trong chuyển đổi số, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia – NCSC thuộc Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT mong rằng việc bảo đảm an toàn, an ninh mạng phải được các cơ quan, tổ chức chú trọng ngay từ đầu. Việc tổ chức chương trình Bug Bounty cũng nhằm chủ động tìm ra các lỗ hổng bảo mật, từ đó bảo vệ tốt hơn các nền tảng chuyển đổi số quốc gia.  

Chương trình Bug Bounty là hoạt động thường niên, năm đầu tiên triển khai từ tháng 10/2021 đến tháng 10/2022. Tổng giải thưởng năm đầu tiên dự kiến lên đến 1 tỷ đồng và dự kiến sẽ tăng dần theo thực tiễn triển khai các năm tiếp theo.

Theo đó, Bộ TT&TT sẽ tổ chức vinh danh bảng xếp hạng top 50 chuyên gia có nhiều đóng góp cho việc tìm kiếm, phát hiện lỗ hổng bảo mật vào “Ngày an toàn thông tin Việt Nam” diễn ra vào tháng 11 hằng năm. Đặc biệt, 3 chuyên gia xuất sắc nhất, có nhiều phát hiện và đóng góp lớn sẽ được nhận sẽ được giải thưởng và Bằng khen của Bộ trưởng Bộ TT&TT.

Thông tin về phạm vi và các chính sách quan trọng của chương trình Bug Bounty sẽ lần lượt được công bố trên nền tảng Bugrank tại địa chỉ https://bugrank.io/user/NCSC/policy. Bên cạnh đó, danh sách các chuyên gia đóng góp và tổng thành tích sẽ được công bố, vinh danh thường xuyên tại website Tín nhiệm mạng.

Đại diện NCSC nhận định, Chương trình Bug Bounty là giải pháp giúp Chính phủ dễ dàng kết nối được với các chuyên gia bảo mật hàng đầu trong nước và trên thế giới, giúp rút ngắn thời gian, tiết kiệm công sức và chi phí cho việc bảo đảm an toàn, an ninh mạng trong việc tìm kiếm và phát hiện lỗ hổng trên các nền tảng chuyển đổi số quốc gia. Điều này sẽ giúp các cơ quan, tổ chức tiết kiệm thời gian và tập trung nguồn lực vào chuyên môn quan trọng thay vì lo lắng xử lý các nguy cơ tấn công mạng do lỗ hổng bảo mật gây ra.

“Không gian mạng luôn biến động, các nguy cơ tấn công mạng và lỗ hổng bảo mật mới luôn xuất hiện; khi ngăn chặn được nguy cơ này thì có thể sẽ xuất hiện thêm các nguy cơ mới. Do vậy, việc phát hiện sớm và khắc phục kịp thời các lỗ hổng bảo mật của các ứng dụng, hệ thống sẽ giúp giảm thiểu rủi ro và các thiệt hại mang lại đối với tất cả các nền tảng chuyển đổi số quốc gia”, đại diện NCSC cho hay. Trên thế giới, nền tảng tìm kiếm lỗ hổng bảo mật đã không còn là mô hình kết nối cộng đồng xa lạ trong lĩnh vực bảo mật và an toàn thông tin. Những “hacker mũ trắng” – hay chuyên gia lỗ hổng bảo mật tham gia tìm kiếm lỗ hổng bảo mật trên các nền tảng của các doanh nghiệp lớn như Google, Mircosoft hay Bug Crowd…Cơ quan An ninh mạng CISA, một cơ quan liên bang của chính phủ Hoa Kỳ, đã chọn Bug Crowd và EnDyna để triển khai chính sách tìm kiếm lỗ hổng bảo mật trên các nền tảng công nghệ của Chính phủ trên toàn liên bang.

Vân Anh (ICT VNN)

Tag:chuyển đổi số, lỗ hổng bảo mật, ngày an toàn thông tin

  • Share:
author avatar
Ban Truyền Thông iSPACE

Previous post

Trắc nghiệm về lừa đảo trực tuyến qua email
October 19, 2021

Next post

Infographic 10 quy tắc đơn giản để bảo mật dữ liệu cá nhân và thiết bị
October 22, 2021

You may also like

321601113_559861545594531_8143987130434320290_n
iSPACE thực hiện tập huấn ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng
23 December, 2022
z3799510814082_fe7ea4c8019dd6d267f6aa6edea65681
Thách đấu Liên quân Mobile – Đấu trường iSPACE 2022
13 October, 2022
310919880_5307965382635996_1856725546101437160_n
Kết quả cuộc thi Let’s Design với nhiều bất ngờ và đột phá
10 October, 2022

Search

Categories

  • Hợp tác quốc tế
  • Lướt net an toàn
  • Thủ thuật
  • Tin ATTT
  • Tin CNTT
  • Tin tức
  • Tin về Trường
  • Tuyển dụng

KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI

Link Facebook Twitter Youtube

Website iSPACE by 2020 Powered by Dev Team.

  • Sitemap