Hệ thống SOC là gì? Vì sao sinh viên an ninh mạng nên học thực hành tại phòng SOC?
SOC (Security Operations Center) ngày càng không còn xa lạ với các chuyên gia trong lĩnh vực an ninh mạng. Khi những cuộc tấn công mạng diễn ra ngày càng tinh vi, các tổ chức doanh nghiệp càng chú trọng hơn vào việc tìm kiếm nguồn nhân sự có trình độ và kỹ năng chuyên môn cao. Việc thành thạo các kỹ năng tại phòng SOC sẽ là một điểm cộng lớn đối với sinh viên ngành An ninh mạng trước doanh nghiệp. Vậy phòng SOC là gì? Vì sao sinh viên nên được học thực hành tại phòng SOC? Tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây.
Hệ thống SOC là gì?
Hệ thống SOC (Security Operations Center) là trung tâm điều hành an ninh mạng của doanh nghiệp. Trung tâm này hoạt động như một trạm chỉ huy, chúng sẽ nhận nhiệm vụ từ người quản lý để đo từ xa các hệ thống cơ sở hạ tầng thông tin của tổ chức như mạng, hệ thống thông tin, thiết bị,… của tổ chức.
Trung Tâm Điều Hành An toàn thông tin (SOC) sẽ giải quyết các thiếu sót của các thiết bị an ninh mạng khi kết hợp giữa Con người, Công nghệ và Quy trình.
Từ đó hệ thống sẽ liên tục rà soát và tiến hành phân tích, báo cáo đến người quản lý. Sau đó nhận lệnh từ người quản lý, thực hiện các biện pháp ngăn chặn, ứng cứu các sự cố an ninh mạng.
Các tính năng của hệ thống SOC (Trung tâm An ninh mạng) mang lại
Hiện nay, Trung tâm An ninh mạng SOC phải đảm bảo các tính năng cụ thể như sau:
– SOC sẽ chịu trách nhiệm đối với hai loại tài sản là:
- Các thiết bị, quy trình doanh nghiệp, tổ chức
- Ứng dụng khác nhau của doanh nghiệp, tổ chức
– Phòng SOC phải có tính năng rà soát, phát hiện các lỗ hổng trên hệ thống mạng. Từ đó đề xuất các biện pháp ứng cứu, xử lý sự cố, các cuộc tấn công mạng.
– Với việc thường xuyên rà soát, phát hiện và cảnh báo sớm các nguy cơ an ninh mạng có thể xảy ra trong thời gian sắp tới và chuẩn bị, đề xuất các phương án phòng thủ phù hợp.
– Rà quét, tự động kiểm tra định kỳ an ninh cho toàn bộ hệ thống của tổ chức, doanh nghiệp.
– Hỗ trợ và xử lý các cuộc tấn công, sự cố an ninh mạng.
– Điều khiển, quản lý và giám sát tình trạng an ninh của cả hệ thống theo thời gian.
– Gửi báo cáo thường xuyên.
Đây đều là những tính năng vô cùng quan trọng đối với một trung tâm an ninh mạng. Các tính năng này sẽ giúp cho tổ chức được bảo vệ một cách tốt nhất. Các công cụ giám sát của SOC hoạt động liên tục, không kể ngày đêm để ngăn chặn và thông báo ngay khi có mối đe dọa xâm nhập vào hệ thống của doanh nghiệp.
Vị trí việc làm tại phòng SOC
Khi học và thực hành tại phòng SOC, sinh viên sẽ được học và trải nghiệm các vị trí tại phòng SOC như:
Alert Analyst:
Đây là vị trí dành cho các chuyên viên theo dõi, giám sát và cảnh báo từ hệ thống SOC với thời gian 24/7. Khi hệ thống gửi cảnh báo về, chuyên gia Alert Analyst sẽ phân tích, đánh giá và chuyển thông tin tới Incident Responder hoặc SME/Hunter.
Incident Responder:
Là những chuyên viên có nhiệm vụ thực hiện các biện pháp ngăn chặn sự cố sau khi tiếp nhận những cảnh báo từ Alert Analyst. Trong trường hợp sự cố phức tạp, chuyên viên Incident Responder sẽ cùng phối hợp với SME/Hunter để cùng ngăn chặn sự cố.
SME/Hunter:
Là những chuyên gia đã có kinh nghiệm làm việc lâu đời với chuyên môn cao. Họ sẽ trực tiếp giải quyết các sự cố an ninh, điều tra. Từ đó đưa ra các câu lệnh ngăn chặn, ứng cứu các sự cố.
SOC Manager:
Là người trực tiếp quản lý hệ thống SOC. Họ sẽ tiếp nhận các thông tin để báo cáo, phân tích từ các SME/Hunter.
Vì sao sinh viên An ninh mạng nên học thực hành tại phòng SOC?
Như đã nói ở trên, phòng SOC có rất nhiều tính năng, mang đến cho doanh nghiệp sự an toàn trên không gian mạng một cách tốt nhất. Những chuyên gia an ninh mạng làm việc tại SOC sẽ phải giám sát hệ thống, phân tích dữ liệu, thực hiện các thao tác để ứng cứu, ngăn chặn tấn công từ Hacker mũ đen. Đây đều là những kiến thức, kỹ năng cần có của một chuyên gia An ninh mạng.
>> Xem thêm: Lộ trình đào tạo An ninh mạng từ cơ bản đến nâng cao.
Các công việc phân tích rủi ro tiềm ẩn, phòng thủ, ứng cứu sự cố được diễn ra hàng ngày tại phòng SOC. Do đó, khi học thực hành tại phòng SOC, sinh viên sẽ được trải nghiệm thực tế cách để phòng thủ, cách để ứng cứu sự cố, cách để phân tích rủi ro tiềm ẩn và đề xuất giải pháp đề phòng.
Các cuộc tấn công mạng sẽ diễn ra theo các cách khác nhau. Vì thế, khi sinh viên An ninh mạng thực hành tại phòng SOC càng lâu thì sẽ có cơ hội được học nhiều kinh nghiệm thực tế hơn. Có thể thấy, việc học thực hành tại phòng SOC là cách nhanh nhất giúp sinh viên có thể học hỏi được những kinh nghiệm, kỹ năng thực tế đáp ứng yêu cầu công việc sau này.
Trường cao đẳng duy nhất tại Việt Nam trang bị phòng thực hành SOC cho sinh viên
Hiện nay, số lượng trường học trang bị phòng thực hành SOC cho sinh viên An ninh mạng vô cùng ít. Với hệ cao đẳng chính quy, Trường Cao đẳng An ninh mạng iSPACE là ngôi trường cao đẳng đầu tiên và duy nhất trang bị phòng thực hành SOC cho sinh viên.
Trường cao đẳng An ninh mạng iSPACE là ngôi trường thuộc NGS Consulting. Vì thế, sinh viên An ninh mạng tại iSPACE có thể học và thực hành ngay tại phòng SOC của NCS – Công ty An ninh mạng Quốc gia Việt Nam. Đây cũng là công ty thuộc NGS Consulting.
>> Xem thêm: Sinh viên iSPACE trở thành thực tập sinh tại NCS Hồ Chí Minh
Sinh viên An ninh mạng tại iSPACE sẽ được tạo điều kiện vừa học vừa thực tập ngay tại doanh nghiệp. Do đó, sinh viên ngay khi tốt nghiệp hoàn toàn có đầy đủ kinh nghiệm và kỹ năng thực tế đáp ứng các yêu cầu của doanh nghiệp. Mức lương sinh viên vừa tốt nghiệp tại iSPACE hoàn toàn có thể lên đến 10 triệu đồng. Đây là con số không phải sinh viên trường nào vừa tốt nghiệp là có thể đạt được.
>> Xem thêm: NCS tuyển dụng thực tập sinh từ sinh viên iSPACE
Tóm lại
Trên đây là những thông tin cơ bản về phòng SOC. Với những thông tin này, iSPACE tin rằng bạn có thể hiểu được cách phòng SOC hoạt động. Có thể thấy rằng, việc sinh viên An ninh mạng được học thực hành tại phòng SOC là cơ hội để các bạn có thể học hỏi, trau dồi kinh nghiệm, kỹ năng phân tích, ngăn chặn và ứng cứu sự cố an ninh mạng.