Tin về Trường

PGS Võ Đình Bảy học cử nhân ngành Tin học sau đó học lên cao học và có bằng Tiến sĩ về ngành Khoa học máy tính tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên- Đại học Quốc gia TP.HCM.
Trong 5 năm gần đây hướng nghiên cứu chính mà PGS theo đuổi là Khai thác dữ liệu và tính toán mềm. Cùng nhóm cộng sự của mình, PGS đã xuất bản nhiều công trình trên các tạp chí và hội nghị uy tín trong đó hơn 50 công trình trên các tạp chí thuộc danh mục SCI(E).
Ngoài ra PGS cũng là chủ nhiệm hay thành viên của nhiều đề tài các cấp, trong đó có thể kể đến những đề tài mà ông thực hiện trong 5 năm gần đây như “Khai thác mẫu – ứng dụng trong gom cụm văn bản và gom cụm không gian con” (Nafosted, Chủ nhiệm), “Khai thác mẫu hữu ích cao và luật hữu ích cao trên cơ sở dữ liệu có lợi ích thay đổi” (Nafosted, thành viên nghiên cứu chủ chốt), “Phát triển các phương pháp rút trích đề thi trắc nghiệm dựa trên độ khó câu hỏi” (Sở KHCN-TP.HCM, Chủ nhiệm), v.v…

Bà tốt nghiệp chuyên ngành Toán tại trường Đại học Tổng hợp Hà Nội năm 1990 với đề tài khóa luận “Bài toán sóng trên mặt dòng chảy xoáy”. Sau đó học sau đại học chuyên ngành Toán-Tin tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, tốt nghiệp lần lượt vào các năm 1996 với đề tài luận văn thạc sĩ“Một số yếu tố đệ quy trong lập trình” và năm 2001 với đề tài luận án tiến sĩ “Một số thuật toán giải số hệ phương trình vi phân trên siêu máy tính”. Bà đã nhận học hàm Phó giáo sư ngành Công nghệ thông tin năm 2018.
Với những hướng nghiên cứu chính liên quan tới xử lí song song, khai phá dữ liệu, tính toán mềm và ứng dụng trong bài toán liên ngành, Bà đã cùng nhóm cộng sự công bố nhiều công trình khoa học. Có thể kể đến những công trình điển hình: One solution for proving convergence of Picture fuzzy clustering method, (INDIA-2017); Thuật toán hiệu quả khai thác tập phổ biến từ cơ sở dữ liệu số lượng có sự phân cấp mục, (FAIR 2015); Phương pháp khai thác nhanh tập phổ biến trên cơ sở dữ liệu số lượng, Hội thảo quốc gia lần thứ 17: “Một số vấn đề chọn lọc về CNTT và TT”, 2014; Một mô hình nhiễu và ứng dụng trong việc phát hiện chất liệu, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 2010; Parallel block PC methods with RKN-type correctors and Adams-type predictors Intern. J. Comput. Math., 2000;…
Với niềm đam mê nghiên cứu, bà đã và đang tham gia nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cả trong lĩnh vực Toán-Tin và lĩnh vực quản lí đào tạo như: “Một số vấn đề lý thuyết và ứng dụng của lớp các phương pháp phân cụm và trợ giúp quyết định trong các tập mờ nâng cao” (2014-2016); “Nghiên cứu một số phương pháp phân cụm dữ liệu trong Hệ thông tin địa lý” (2013-2015); “Giải tích số trong phương trình vi phân và ứng dụng” (2009-2011); “Ngân hàng đề thi tiếng Anh cho chương trình đào tạo sau đại học ở Đại học Quốcgia Hà Nội” (2005-2006);“Mô phỏng động lực phân tử”(2001-2002).
PGS.TS Nguyễn Thị Hồng Minh cũng đã và đang tham gia phát triển một số chương trình đào tạo mới. Cụ thể: Chương trình thạc sĩ Biến đổi khí hậu (2011); Chương trình thạc sĩ Khoa học bền vững (2014); Chương trình cao đẳng Công nghệ thông tin (2016); Chương trình thạc sĩ Quản lí phát triển đô thị (2017); Chương trình cử nhân Khoa học dữ liệu (2020).

Thạc sĩ Phạm Thi Vương tốt nghiệp Thạc sĩ ngành Tin học tại Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐH QG.HCM) năm 2009. Với niềm đam mê nghiên cứu học thuật về bộ môn CNTT ông đã cho công bố rộng rãi các kết quả nghiên cứu về khoa học và phát triển công nghệ. Bên cạnh đó ông cũng tham gia biên soạn hàng chục đầu sách và giáo trình hướng dẫn thực hành và lập trình trên Windows, hướng dẫn thực hành lập trình trên thiết bị di động. Các công trình KHCN có thể kể đến như: “Some criteria of the KnowledgeRepresentation“ (Applied Computational/ 2020); “Model for representation the relations between geometric objects and Drawing a figure of the problem in Plane geometry” (International Journal of Advanced Trends in Computer Science and Engineering/ 2019); “Solving Problems on a Knowledge model of Operators and Application” (International Journal of Digital Enterprise Technology (IJDET)/ 2018); “Thiết kế hệ hỗ trợ giải toán Đại số Vector dựa trên Mô hình tri thức toán tử”, Hội nghị Khoa học Quốc gia lần thứ IX về Nghiên cứu cơ bản và Ứng dụng Công nghệ thông tin 2016,… Các sách, giáo trình như “Tài liệu hướng dẫn thực hành Lập trình hướng đối tượng” (2016), “Tài liệu hướng dẫn thực hành công nghệ Web ASP.Net” (2015), “Tài liệu hướng dẫn thực hành lập trình môi trường windows” (2014),…

Ông Dương Quốc Tín tốt nghiệp Cử nhân An toàn thông tin với đề tài tốt nghiệp “Thiết kế và triển khai nền tảng đào tạo bảo mật dựa trên đám mây” đạt 9,9/10 tốt nghiệp với thành tích thuộc top xuất sắc tại Đại học Công nghệ Thông tin năm 2017.
Là người đại diện cho thế hệ trẻ đầy nhiệt huyết và đam mê, ông đang sinh sống và làm việc tại Sydney, Australia. Hiện ông đang làm việc với vị trí Kỹ sư bảo mật cao cấp tại Canva- công ty startup công nghệ tỷ USD duy nhất tại Australia. Năm 2018 sau khi huy động 40 triệu USD trong vòng gọi vốn, Canva trở thành startup kỳ lân trong lĩnh vực công nghệ (định giá 1 tỷ USD) đầu tiên của Australia, sau 5 năm được thành lập bởi Melanie Perkins – một cựu gia sư thiết kế đồ hoạ.
Từ 2017 đến 2019 ông cũng từng làm việc tại Singapore với các vị trí Chuyên gia phân tích IPS (6/2019-12/2019) tại công ty Fortinet. Về Fortinet theo đánh giá của Gartner Magic Quadrant 2017 cho thấy, Fortinet nằm trong top dẫn đầu về mảng tường lửa dành cho mạng doanh nghiệp, năm 2017 có hơn 310.000 khách hàng sử dụng giải pháp Fortinet để cung cấp tính an ninh toàn diện để bảo vệ trước các sự tấn công.
Kỹ sư bảo mật tại SEA Group (3/2017-5/2019), về SEA là một công ty internet có trụ sở tại Singapore, tập trung vào khu vực Đông Nam Á với mục tiêu cải thiện cuộc sống của người tiêu dùng và các doanh nghiệp nhỏ của Đại Đông Nam Á bằng công nghệ.
Trong năm 2016 ông có thời gian làm việc tại Ngân hàng Đông Á tại TP.HCM với vị trí Kỹ sư bảo mật ứng dụng trước khi chuyển hướng ra làm việc ở nước ngoài.
Chuyên gia Huỳnh Lê Tấn Tài, Đồng sáng lập công ty công nghệ Advo Net; Đồng sáng lập công ty công nghệ Kyanon Digital; Thành viên hội đồng của 1 số hiệp hội, công ty công nghệ khác như: VNITO Alliance, Agile Coach